Hướng dẫn cho người mới trên Bitget - Cách tránh bị thanh lý
Tổng quan
● Kiểm soát rủi ro: Giao d ị ch futures là một hoạt động đầu tư có rủi ro cao. Trước khi tham giao dịch futures, điều cần thiết là phải phát triển một kế hoạch quản lý rủi ro chi tiết.
● Quản lý tài sản: Quản lý và phân bổ tài sản hiệu quả có thể giảm đáng kể rủi ro và ngăn chặn thanh lý futures.
● Kiểm soát tỷ lệ đòn bẩy: Kiểm soát tỷ lệ đòn bẩy là một trong những phương pháp quan trọng để tránh thanh lý futures.
● Thực hiện cắt lỗ kịp thời: Cắt lỗ thường khó khăn hơn việc chốt lời.
Thanh lý futures là gì?
Thanh lý futures đề cập đến một tình huống trong giao d ị ch futures , khi giá thị trường thay đổi nhanh chóng hoặc đáng kể, ký quỹ trong tài khoản của người dùng không đủ để duy trì vị thế futures ban đầu, từ đó dẫn đến thanh lý và giải quyết khoản thua lỗ. Nguyên tắc thanh lý futures được thể hiện bằng công thức sau: Tỷ lệ ký quỹ = (vốn tài khoản + Lời/Lỗ chưa ghi nhận) ÷ (giá trị futures × đòn bẩy). Khi tỷ lệ ký quỹ giảm xuống dưới tỷ lệ ký quỹ duy trì, cơ chế thanh lý được kích hoạt và nền tảng sẽ tự động đóng tất cả các vị thế futures của người dùng ở mức giá thị trường tốt nhất và khấu trừ phí giao d ị ch cũng như phí funding tương ứng. Nếu biến động giá thị trường quá lớn và khiến giá thoát lệnh thấp hơn giá phá sản (tức là khi vốn tài sản bằng 0), thanh lý sẽ diễn ra. Ngoài việc mất toàn bộ ký quỹ, người dùng cũng có thể cần phải bồi thường khoản thua lỗ cho nền tảng hoặc người dùng khác.
Tại sao thanh lý lại xảy ra nhiều như vậy?
Lý do cơ bản cho việc thanh lý là biến động giá thị trường vượt quá dự kiến và khả năng của người dùng khiến cho ký quỹ không đủ để hỗ trợ vị thế futures.
Do hiệu ứng đòn bẩy nên giao dịch futures có rủi ro rất cao. Khi giá di chuyển ngược với kỳ vọng, điều cần thiết là phải đóng các vị thế kịp thời để ngăn chặn thua lỗ thêm. Nếu không, ký quỹ của bạn sẽ giảm dần cho đến khi đạt ngưỡng thanh lý. Nếu ký quỹ giảm xuống dưới ngưỡng này, vị thế của bạn sẽ bị đóng và tất cả số tiền sẽ bị thanh lý.
Một số tình huống điển hình dẫn đến việc này:
Vị thế quá mức: Một số người dùng với mong muốn có lợi nhuận cao hơn, chọn đòn bẩy cao hơn hoặc kích thước vị thế lớn hơn, dẫn đến tỷ lệ ký quỹ thấp hơn và rủi ro lớn hơn. Điều này khiến cho thanh lý dễ xảy ra nếu thị trường di chuyển theo hướng bất lợi.
Thiếu lệnh cắt lỗ: Để tránh cắt lỗ thường xuyên hoặc bỏ lỡ cơ hội phục hồi, một vài người chọn không đặt lệnh cắt lỗ, từ đó thiếu khả năng kiểm soát thua lỗ kịp thời. Điều này có thể dễ dàng dẫn đến thanh lý trong trường hợp biến động.
Quá tự tin và từ chối chấp nhận sai lầm: Một số người dùng, được thúc đẩy từ việc tự an ủi hoặc phủ nhận, không sẵn sàng thừa nhận sai lầm của mình khi đối mặt với sự suy thoái của thị trường. Thay vào đó, họ kiên trì hoặc thậm chí tăng vị thế của mình, dẫn đến thua lỗ tăng theo. Hành vi như vậy có thể dễ dàng dẫn đến thanh lý trong trường hợp thị trường biến động cực đoan.
Làm thế nào để tránh thanh lý?
Kiểm soát đòn bẩy
Đòn bẩy bao nhiêu là nhiều và tiềm ẩn nguy cơ thanh lý? Câu trả lời là: nó phụ thuộc vào đòn bẩy và mức ký quỹ của bạn.
Ví dụ: Giả sử bạn có $10,000 với đòn bẩy 5x để mua Bitcoin trị giá $50,000, điều này có nghĩa là bạn đã đặt ký quỹ 20%. Nếu giá trị của Bitcoin tăng 20% vào ngày hôm sau, giá trị của số Bitcoin bạn nắm giữ sẽ trở thành $60,000, lợi nhuận $10,000. Vì tiền vốn ban đầu của bạn chỉ có $10,000 nên ROI tương đương 100%. Tuy nhiên, nếu Bitcoin giảm 20% vào ngày hôm sau, bạn sẽ mất $10,000, tương đương với số tiền vốn bỏ ra. Nếu thua lỗ vẫn tiếp tục, số tiền bạn vay từ nền tảng cũng gặp rủi ro, do đó nền tảng có thể phải bán Bitcoin của bạn để thu hồi số tiền bạn đã cho vay cộng với tiền lãi, dẫn đến việc đóng vị thế. Trong trường hợp này, bạn mất cả tiền lẫn Bitcoin của mình, không thể chờ đợi cơ hội giá phục hồi, từ đó dẫn đến thanh lý hoàn toàn.
Trên thực tế, đối với người mới bắt đầu giao dịch futures, điều quan trọng là phải chọn đòn bẩy và kích thước vị thế phù hợp với tình hình tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro của mình khi mở vị thế. Nói chung, ký quỹ nên được duy trì trên 10% và đòn bẩy không nên vượt quá 10x.
Thiết lập cắt lỗ
Kiểm soát đòn bẩy có thể giảm thiểu rủi ro thanh lý ở một mức độ nào đó, nhưng với tính biến động cao của thị trường tiền điện tử, ngay cả đòn bẩy được quản lý tốt cũng không thể vượt qua được những biến động đáng kể từ thị trường. Do đó, ngoài việc quản lý vị thế một cách khôn ngoan, thiết lập một điểm/ngưỡng cắt lỗ cũng là điều cần thiết.
Cắt lỗ có thể được xem là một phần trong chiến lược thoát của bạn cho mọi giao dịch. Khi giá chạm một mức được xác định trước, các lệnh này sẽ được thực hiện và đóng các vị thế long hoặc short của bạn để giảm thiểu thua lỗ. Dù bạn thích sử dụng biểu đồ nến, đường xu hướng hay các chỉ báo kỹ thuật để giao dịch, thì việc thiết lập cắt lỗ giúp bạn không phải lo lắng về việc thoát khỏi giao dịch hoặc nghi ngờ về các quyết định của mình. Ví dụ: nhà giao dịch có thể nhanh chóng xác định vị thế đặt lệnh long nếu vị thế đó dựa trên mô hình tam giác tăng dần. Cạnh huyền của tam giác biểu thị một điểm vô hiệu và chiều cao của trục Y có thể đưa ra một mục tiêu khả thi.
Chúng tôi thực sự khuyên bạn nên đặt điểm cắt lỗ/thoát cho mỗi giao dịch futures, vì không ai có thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong thị trường tiền điện tử. Do đó, lệnh cắt lỗ giúp bảo vệ bạn khỏi tác động của các sự kiện không lường trước và giúp bạn biết điều gì sẽ xảy ra từ mỗi vị thế mà bạn mở. Thiết lập cắt lỗ trên Bitget vô cùng đơn giản. Truy cập Futures , chọn Chốt lời/Cắt lỗ và nhập số tiền vào mục Giá cắt lỗ. Bitget cho phép tối đa 20 lệnh cắt lỗ dành cho giao dịch futures, từ đó mang lại sự bảo vệ hiệu quả cho tiền vốn trong tài khoản futures của bạn.
Giả sử bạn đã mua futures BTCUSDT trên Giao d ị ch Futures Bitget tại giá $10,000. Để giảm thiểu tổn thất tiềm ẩn trong giao dịch này, bạn có thể đặt cắt lỗ ở mức giá thấp hơn 20% so với giá mua của mình (tức là $8000). Nếu giá BTCUSDT giảm xuống dưới $8000, lệnh cắt lỗ của bạn sẽ được kích hoạt. Sàn giao dịch sau đó sẽ đóng lệnh futures theo giá thị trường hiện tại, có thể chính xác là $8000 hoặc thấp hơn đáng kể, tùy thuộc vào điều kiện thị trường tại thời điểm đó.
Điều quan trọng cần nhớ là cắt lỗ không phải lúc nào cũng bảo vệ bạn khỏi bị thanh lý. Trong thị trường tiền điện tử đầy biến động, giá thanh lý có thể thay đổi và việc thiết lập mức cắt lỗ chỉ có thể làm giảm, chứ không thể hoàn toàn loại bỏ rủi ro thanh lý. Đây có thể là khía cạnh "không thân thiện" duy nhất đối với người dùng thiếu kinh nghiệm, vì vậy trước khi giao dịch futures, bạn nên quyết định mức lỗ mà mình có thể chấp nhận. "Đầu tư cho mỗi lệnh = số tiền cắt lỗ tối đa" là phương pháp đơn giản nhất; người dùng nên xác định mức lỗ tối đa cho mỗi giao dịch và sau đó sắp xếp các mức giá đặt lệnh của mình xung quanh số tiền đó.
Quản lý tài sản
Quản lý tài sản là một phương pháp được công nhận rộng rãi liên quan đến việc điều chỉnh kích thước vị thế để giảm thiểu rủi ro, đồng thời tối đa tiềm năng tăng trưởng của tài khoản giao dịch. Với phương pháp này, số vốn được phân bổ cho một giao dịch được giới hạn ở phần trăm được xác định trước của giá trị tài khoản. Đối với người mới, phạm vi hợp lý là 5% đến 10%, với giá trị USD được điều chỉnh khi giá trị tài khoản thay đổi để hạn chế nhà giao dịch đầu tư quá mức toàn bộ tài khoản vào một vị thế.
Với tính không thể đoán trước và biến động của tiền điện tử, đầu tư vào các công cụ phái sinh có đòn bẩy cao, chẳng hạn như futures vĩnh cửu có thể dẫn đến mất tất cả vốn đầu tư chỉ trong vài phút. Do đó, nhà đầu tư nên tuân thủ các giới hạn chặt chẽ hơn; Một nguyên tắc chung khi giao dịch tài sản biến động là nên chỉ mạo hiểm 5% đến 10% vốn cho một giao dịch cụ thể.
Ví dụ: nếu bạn có $10,000 trong tài khoản futures Bitget của mình, bạn sẽ phân bổ $500 – $1000 cho rủi ro của mỗi giao dịch. Nếu giao dịch đi ngược lại kỳ vọng, bạn sẽ chỉ mất 5% hoặc 10% số tiền trong tài khoản của mình. Quản lý rủi ro hiệu quả có nghĩa là có kích thước vị thế phù hợp, biết cách đặt và di chuyển cắt lỗ và xem xét tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận. Một kế hoạch quản lý tài sản tốt cho phép bạn xây dựng một danh mục đầu tư sẽ giúp bạn không phải thao thức mỗi đêm.
Quản lý tài sản có thể làm giảm rủi ro của bạn, nhưng điều quan trọng là tránh giao dịch quá mức. Giao dịch quá mức xảy ra khi bạn có quá nhiều hợp đồng mở hoặc chấp nhận rủi ro không cân xứng trong một giao dịch, khiến toàn bộ danh mục đầu tư của bạn gặp rủi ro quá mức. Để tránh giao dịch quá mức, hãy tuân thủ kế hoạch giao dịch của bạn và duy trì kỷ luật của chiến lược mà bạn đã thiết lập.
Hầu hết các nhà giao dịch mới làm quen thường giao dịch quá mức, bị thúc đẩy bởi những cảm xúc không kiểm soát được như tham lam, sợ hãi và phấn khích. Mặc dù các nhà giao dịch có thể kiếm được lợi nhuận đáng kể bằng cách mở nhiều vị thế, nhưng nguy cơ lỗ cũng nghiêm trọng không kém. Hạn chế số vốn có thể gặp rủi ro tại bất kỳ thời điểm nào là một hành động khôn ngoan.
Ví dụ: nếu bạn có 25 giao dịch futures đang mở, với mỗi giao dịch rủi ro 1%, có khả năng tất cả 25 giao dịch có thể đồng thời trái với kỳ vọng (vì hầu hết mọi thứ đều có thể xảy ra trong thị trường tiền điện tử), dẫn đến mất 25% vốn trong danh mục đầu tư của bạn.
Ngoài rủi ro trong mỗi giao dịch, bạn cũng nên xem xét số tiền rủi ro tích lũy trong toàn bộ danh mục đầu tư của mình, còn được gọi là tổng vốn rủi ro. Theo nguyên tắc chung, tổng vốn rủi ro của bạn phải dưới 10% danh mục đầu tư, có nghĩa là nếu rủi ro trên mỗi giao dịch là 1% trong danh mục đầu tư, số lượng vị thế mở tối đa sẽ là 10.
Kết luận
Rủi ro thanh lý là thách thức mà mọi nhà đầu tư phải đối mặt khi giao dịch futures, vậy nên việc học cách tránh thanh lý là rất quan trọng. Các chiến lược được nêu trong bài viết này, chẳng hạn như thiết lập đòn bẩy phù hợp, thiết lập điểm cắt lỗ và quản lý tài sản, đều là các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả có thể giúp nhà đầu tư đạt được lợi nhuận ổn định hơn trong giao d ị ch futures . Hơn nữa, trước khi tham gia giao dịch futures, các nhà đầu tư nên làm quen với các quy tắc của Bitget và xu hướng thị trường để đưa ra dự đoán thị trường chính xác.